You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.

Bí mật trên chiếc ghe ngo Khmer Nam bộ

Thiên nhiên travel : 2023-08-18 16:14:36
Trong văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, chiếc ghe Ngo (còn gọi là Tuk Ngo) đã xuất hiện ở đồng bằng từ lâu đời. Xuất phát từ hình ảnh con rắn trườn đi trên mặt nước, người dân nơi đây đã tạo dáng chiếc ghe Ngo như con rắn cho gọn nhẹ, dễ bơi. Ghe Ngo là tài sản quý giá và thiêng liêng có giá trị to lớn đối với đồng bào Khmer và được cất giữ ở những ngôi chùa Khmer Nam bộ.


Ghe Ngo nguyên thủy là một chiếc thuyền độc mộc, khoét ruột từ một thân cây, giúp mọi người di chuyển, vận chuyển nông sản... bằng đường thủy khi đường sá còn khó khăn. Ngày nay, việc tìm được cây vừa to, vừa dài rất khó khăn, người Khmer đã dùng những mảnh ván ghép với nhau để thay thế. Mỗi ghe phải đảm bảo từ 40 - 60 người ngồi bơi và chỉ huy.

Trong văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, chiếc ghe Ngo giữ vai trò, vị trí quan trọng, là tài sản quý giá và thiêng liêng, là bộ mặt của một ngôi chùa và bổn sóc. Vì vậy mỗi khi đến lễ hội, ban quản trị chùa và bà con phật tử rất hào hứng tham gia.


Ghe ngo có nhiều khoang, trên mỗi khoang đóng nhiều thanh cây ngang vừa đủ 2 người ngồi bơi thoải mái theo từng cặp song song. Trên ghe có hai cây kềm chịu lực, thường là thân cây tràm, giúp cho ghe nhún nhảy và phóng nhanh đồng thời giúp giữ chặt ghe không bị gãy đôi. Mỗi cây có đường kính khoảng 0,2m. Một cây kềm dài suốt lòng ghe, một cây kềm lái (từ giữa thân thân ghe về phía sau) gọi là cây cần câu. Cây này có độ tuổi nhiều năm và phơi trong nhà từ 1 - 2 năm cho khô thì mới cột làm cần câu ghe. Ghe ngo có dầm riêng, làm theo nhiều kích cỡ tùy theo từng vị trí người bơi, cây dầm sau lái và trước mũi sẽ dài hơn các cây khác có tác dụng kiềm lái.


Trên thân ghe sơn bằng nhiều màu sắc sặc sỡ, hình tượng vẩy rồng, rắn theo mô tiếp rắn thần Nagar và các loại hoa văn truyền thống, biểu tượng khác trong văn hóa Khmer.

Mỗi chiếc ghe có một đặc điểm, mang biểu tượng riêng, cũng là dấu hiệu để ghi nhớ đồng thời thể hiện sức mạnh của ghe đua, thường được chọn cho quan niệm truyền thống của từng chùa, như các con vật có sức mạnh, hoặc có khả năng chạy nhanh.


Còn khoảng 3 tháng nữa là đến Giải đua ghe ngo truyền thống tỉnh Sóc Trăng (26 - 27.11 dương lịch) nhưng hiện nay, tại các ngôi chùa Khmer đang bắt đầu chuẩn bị cho mùa giải, trong đó có đóng ghe, vẽ trang trí ghe. Đây cũng là mùa du lịch miền tây thu hút du khách đến trãi nghiệm mùa nước nổi.

Từ xa xưa, đồng bào Khmer tổ chức Lễ cúng trăng Ook Om Bok vào rằm tháng 10 âm lịch (theo lịch người Khmer). Theo phong tục cổ truyền, để phục vụ ngày vui này, người dân tổ chức thi và chơi các trò chơi dân tộc như: ném còn, kéo co, đấu võ, đua thuyền và biểu diễn văn nghệ... Đặc biệt, môn đua ghe Ngo và biểu diễn văn nghệ là hai môn được đồng bào ưa thích nhất.
Nguồn: Thiên Nhiên Travel
Tour liên quan hằng ngày
© Bản quyền thuộc về Dulichthiennhien.com.vn: Tất cả: 199019 - Hôm nay: 227 - Đang truy cập: 3