You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.

ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM – MÙA LEN TRÂU

Thiên nhiên travel : 2023-09-25 21:20:26
Đối với người dân Việt Nam hình ảnh “Con trâu đi trước chiếc cày theo sau” chắc hẳn đã không còn quá xa lạ. Vốn dĩ là một nước đi lên từ nông nghiệp con trâu đã sớm từ lâu gắn bó mật thiết với người dân Việt nói chung và Con người Nam Bộ nói riêng. Có lẽ hình ảnh con trâu đối với con người Phương Nam là một điều gì đó khó phai nhạt nhất trong lòng mỗi người, trải qua biết bao thế hệ điều đó luôn được người đi trước truyền kể lại cho lớp sau.
 

Tại sao lại có điều đặc biệt như thế? Chắc hẳn rất nhiều người thế hệ 8x, 9x vẫn còn đâu đó đọng lại dòng ký ức hình ảnh khẩn hoang - lập nghiệp thuở ban sơ từ hai ban tay trắng, bên cạnh đó là sự trợ giúp từ những vật nuôi trong nhà, đặc biệt phải nhắc đến công lao của “Trâu” – Con trâu là đầu cơ nghiệp.
Trải qua biết bao thăng trầm lặp nghiệp nơi rừng thiên nước độc phía nam, ông cha ta đã xem con trâu như người bạn tri kỷ. Do đó hình ảnh con trâu luôn hiện diện trong những lời văn thơ truyền đến đời sau ghi nhớ vai trò của “Trâu” trong sự nghiệp phát triển của một gia đình.
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ ngọn lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”
 

 
Cứ thế hằng năm có một mùa mà trâu không phải cày, chỉ việc rong rủi trên những cánh đồng bạc ngàn đó là “Mùa len Trâu”. Quanh năm cày bừa mang lại chén cơm manh áo cho bao người, trâu ở miền Tây Nam Bộ được người nông dân trả ơn bằng mùa len trâu trong bốn tháng nước nổi tràn đồng.
“Len” tiếng Khơ-me có nghĩa là tự do, hàm ý của len trâu tức là để trâu đi tự do. Mùa len trâu thường bắt đầu từ khoảng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm, thời điểm con nước ở hạ nguồn sông Mê Kong lên cao tạo cho toàn cảnh Cửu Long Giang một bức tranh trù phú.
Mấy tháng nước lên ròng rã, ruộng đồng đều ngập sâu mấy thước nước, trâu không có thức ăn gầy đét. Vậy là người ta lên đường lùa trâu đến những gò đất, bãi ruộng gặt chạy lũ mà tìm nguồn thức ăn cho trâu, đồng thời cũng là để trâu nghỉ ngơi, lấy lại sức chờ nước rút. Không chỉ trâu nhà mà còn là trâu làng xóm, mỗi đàn lùa đi từ vài chục đến vài trăm con, đi hết đồng này, ngập nước hết cỏ, rồi lại kéo nhau sang đồng khác, cứ vậy mà ra đi mấy tháng mới về. Người ta gọi đó là đoàn len trâu, len riết rồi thành một nghề hẳn hoi.
 

Đã bao đời nay người dân đã quen với lũ, họ nghiễm nhiên sống với nó, không bi lụy cũng chẳng than phiền. Cứ đến mùa nước lụt, vườn tược, đồng lúa lại chìm trong biển nước mênh mông nhìn đến là nao lòng. Những con trâu to khỏe cõng trên lưng người nông dân vượt qua những vùng quê ngập nước đi tìm cánh đồng mới đủ đầy cỏ xanh. Ở xứ sở lấy lũ làm bạn này, sức sống con người lại mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Đây cứ nghỉ đó là thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng không với sự đoàn kết gắn kết giữa tình người với trâu tất cả đã cộng hưởng tạo nên một bức tranh đồng quê miền Tây Nam bộ trong mùa nước nổi vô cùng đặc biệt và tuyệt đẹp.
 

Những có lẽ “Mùa len trâu” chỉ còn là hoài niệm trong lòng rất nhiều người dân Nam bộ. Do hiện tại đã cơ giới hoá trong nông nghiệp khá nhiều hình ảnh con trâu trên những cánh đồng cũng ít dẫn đi. Nghề này cũng ít người theo, nói gì đi nữa thì cũng khó cho đợi đại đổi mới. Người ta nói rằng, phải yêu mến, phải thương trâu như con thì mới đeo đuổi được cái nghiệp này. Thêm nữa là phải có kỹ năng, kinh nghiệm, chịu khó và cần cù nữa.
Hiện tại ở một số vùng gần biên giớ Tây Nam, từ thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, vượt sông Tiền sang huyện biên giới Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Rồi theo quốc lộ 30, ngược lên cửa khẩu Dinh Bà, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Thì đâu đó ở xa xa một số hộ gia định họ vẫn gìn giữ cái nghề len trâu ấy.
Hy vọng qua một ít hồi ức về con người đất rừng phương nam xưa giúp các bạn hiểu hơn và biết ơn đối với những người đi trước mở đường cho thế hệ mai sau. Và qua đó cũng muốn truyền đến các bạn một tình yêu chân quí đến những người bạn thân thiết “Trâu”. Các bạn có thể tìm đoc quyển sách “Hương rừng Cà Mau” của cố nhà văn Sơn Nam để hiểu hơn về con người Nam Bộ. Đến Phương Nam trải nghiệm du lịch hãy liên hệ ngay với Thiên Nhiên Travel.
Nguồn: Thiên Nhiên Travel

 



Tour liên quan hằng ngày
© Bản quyền thuộc về Dulichthiennhien.com.vn: Tất cả: 199026 - Hôm nay: 234 - Đang truy cập: 2